Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Phân tích các Phong trào Văn nghệ Tranh đấu tại miền Nam từ 1965 đến 1969: Phần 5 - Phong trào Tranh đấu ca

Lê Trương
Đêm 27.9.1968 là đêm hội thảo của Sinh viên Học sinh Sài gòn về chiến tranh Việt Nam. Trụ sở Sinh viên Sài gòn trở nên rộn rịp lạ thường. Họ tập trung đông đảo quanh ngọn lửa hồng. Lửa rực sáng và những người con yêu dân tộc bắt đầu thay phiên nhau bằng giọng nói đanh thép, hùng hồn tấn công những âm mưu chiến tranh diệt chủng và cơ cấu thối nát của chế độ. Những khẩu hiệu được bung ra trong những cánh tay rắn chắt. Sau đó tiếng hát trổi dậy. Họ hát Sử ca, Kháng chiến ca. Nhưng cũng vào đêm hôm đó, một bài ca mới xuất hiện, một bài ca rất nhẹ nhàng nhưng nghe lại vô cùng chua chát, một bài ca làm rung động dư luận trong và ngoài nước với những lời như sau:
Ôi, những viên đạn đồng, thật tươi thật đỏ hồng,
Các nước bạn đồng minh tặng cho dân Việt mình.
Dân Việt cần cơm áo, bạn đồng minh hiếu thảo,
Tăng viện trợ thật cao, những viên đạn đỏ hồng.
Ôi, nhân danh Hoà Bình, ta, nước bạn đồng minh,
Xin ủng hộ hai miền những viên đạn văn minh.
(Viên đạn đồng - Miên Đức Thắng)

Link: 
http://cafevannghe.wordpress.com/2010/01/29/ca-nh%E1%BA%A1c-si-mien-d%E1%BB%A9c-th%E1%BA%AFng/

Phân tích các Phong trào Văn nghệ Tranh đấu tại miền Nam từ 1965 đến 1969: Phần 4 - Phong trào Sử ca, Kháng chiến ca

Lê Trương 

Trong một giai đoạn mà người ta không được nói thẳng cái cảm nghĩ hay thái độ của mình thì họ tìm cách nói gián tiếp, nhưng khi nghe thì ai cũng hiểu được ý muốn của họ. Đó là lý do xuất hiện của Phong trào Sử Ca, Kháng Chiến Ca.
Những bài sử ca như Khúc khải hoàn, Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng giang, Thăng Long hành khúc, Gò Đống Đa v.v... là những bài gián tiếp chống thực dân trước đây. Đó là những bài dành cho quần chúng đô thị trong cuộc tranh đấu khéo léo, tế nhị. Những bài Kháng chiến ca như Lên đàng, Du kích sông Thao, Tiếng hát sông Lô, An phú đông, Nhạc tuổi xanh, Đường về quê v.v...là những bài dành cho cuộc tranh đấu trực tiếp chống lại thực dân Pháp vừa qua. Cả hai loại nhạc này nay lại được sinh viên học sinh Sài gòn phục sinh thành một phong trào khá rầm rộ nhằm tạo một cuộc tranh đấu gián tiếp tại các đô thị. Chúng tôi gọi đó là phong trào Sử ca, Kháng chiến ca.
1. Đặc tính thứ nhất của phong trào là làm sống lại những trang sử oai hùng.

Phân tích các Phong trào Văn nghệ Tranh đấu tại miền Nam từ 1965 đến 1969: Phần 3 - Phong trào Dân ca

Lê Trương 

Năm 1966 dân ca bộc phát thành một phong trào. Bỗng nhiên giới thanh niên đô thị hướng về dân ca, sưu tầm dân ca, đem dân ca vào tập thể như đem một luồng gió mới. Tất cả những buổi văn nghệ cũng như những sinh hoạt khác đều có dân ca. Ai không biết một câu quan họ Bắc Ninh hay một điệu lý miền Nam là có thể bị chê ngay là xa cách đời sống dân tộc, không biết gì về dân tộc.
Trong những bài dân ca thịnh hành, chúng ta có thể kể đến: Lý ngựa ô, Lý con sáo, Xe chỉ luồn kim, Hát hội trăng rằm, Cây trúc xinh, Qua cầu gió bay v.v...Thanh niên đô thị đua nhau hát những bài đó, tiếng ca của họ là tiếng ca Việt Nam thuần tuý, không thể nhầm lẫn với nhạc Pháp, nhạc Mỹ hay nhạc Việt lai căng. Ngoài dân ca, còn có dân nhạcdân vũ. Họ rất thích thú và hãnh diện khi được nghe dân nhạc Việt Nam, điển hình là buổi trình diễn dân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba tại trường Đại học Khoa học.
Phong trào học đàn Đông phương phát triển mạnh mẽ: phái nữ chơi đàn Tranh, đàn Tỳ bà càng ngày càng nhiều, cây Độc huyền cầm (Đàn Bầu) của Việt Nam được đề cao. Dân vũ xuất hiện rất nhiều trong sinh hoạt văn nghệ, điển hình là những màn vũ Lúa thơm đồng xanh diễn tả sinh hoạt cấy cày của nông thôn Việt Nam,màn Tiếng trống hào hùng diễn tả hình ảnh Việt Nam vùng dậy chống xâm lăng. Dân ca, dân vũ, dân nhạc trở thành một loại văn nghệ thời trang quyến rủ.
Phong trào Dân ca đã lớn lên rất mạnh, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Muốn giải thích sự hiện diện của phong trào này, chúng ta cần phải dựa trên những yếu tố lịch sử xảy ra hồi bấy giờ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng đời sống tại các đô thị hoàn toàn bị xáo trộn kể từ khi quân đội ngoại quốc hiện diện trên đất nước ta, trong đó có sự xáo trộn về sinh hoạt văn nghệ. Nhiều sản phẩm lai căng được đẻ ra khiến cho những người có ý thức dân tộc thấy khó chịu đến khổ sở. Họ nhìn đó là những đứa con hoang, con lai phản ảnh một tình trạng mất gốc nô lệ. Họ phản ứng lại bằng cách dùng văn nghệ thuần tuý Việt Nam. Thứ vũ khí sẵn có của dân tộc có thể đem ra dùng ngay được trong hoàn cảnh này chính là Dân ca. Đó là lý do của sự có mặt của phong trào Dân ca.

Phân tích các Phong trào Văn nghệ Tranh đấu tại miền Nam từ 1965 đến 1969: Phần 2 - Phong trào Da Vàng ca

Lê Trương

Vào năm 1966, cuộc chiến Việt Nam trở nên dữ dội hơn. Bom đạn trút xuống quê hương càng ngày càng nhiều, lính ngoại quốc đổ bộ lên đất nước càng ngày càng đông. Những phong trào tranh đấu ở các đô thị bị đàn áp tơi bời. Biến cố miền Trung được mang tên là "một cuộc nội chiến trong một cuộc nội chiến": Máy bay, xe thiết giáp, lính thiện chiến của chính quyền trung ương Sàigòn tấn công các thành phố Huế, Đà nẵng. Giữa lúc đó, cũng chính từ miền Trung, có một chàng lãng tử gầy ốm với vầng trán rộng và nụ cười héo hắt đã mang vào Nam hai bài ca nghe rất buồn thảm: bài Người già em bé và bài Ca dao mẹ. Một đám người tới với chàng, họ ngồi dưới đất, trong bóng tối và hát tuyệt vọng như những người nô lệ da đen đêm đêm ngồi than khóc phận mình. Từ đó, tiếng hát lan ra khắp các đô thị, tới đâu nó cũng đi sâu vào lòng người, làm rung lên như một dây đàn từ lâu chờ người gảy. Phong trào càng ngày càng dâng lên cao, nhất là sau biến cố Mậu Thân để rồi không có một sức mạnh nào ngăn cản nổi nữa. Chúng tôi gọi đó là phong trào DA VÀNG CA.
Năm 1966, cuộc chiến Việt Nam lại được mang thêm một tên mới: Chiến tranh diệt chủng. Tất cả khả năng cơ khí của nền văn minh Tây phương đều được tận dụng vào cuộc giết người rất khủng khiếp này. Nông dân Việt Nam đã chịu đựng cảnh bom đạn trong nhiều năm nay, càng ngày sức tàn phá của chiến tranh lại càng gia tăng.
Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn đã mô tả sự bi đát hãi hùng của thân phận da vàng Việt Nam trong những lời ca sau:
Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,
Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng...
Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.

Phân tích các Phong trào Văn nghệ Tranh đấu tại miền Nam từ 1965 đến 1969: Phần 1 - Phong trào Tâm ca

Lê Trương 

Vào năm 1965, cuộc diện chiến tranh Việt Nam thay đổi đột ngột. Lính ngoại quốc bắt đầu đổ bộ lên Việt Nam, không lực Hoa kỳ khởi sự trút bom xuống miền Bắc. Giữa lúc đó tại các đô thị miền Nam, một phong trào văn nghệ xuất hiện, lôi cuốn các giới trí thức, già trẻ một cách mãnh liệt. Đâu đâu cũng nghe người ta hát TÂM CA; hết đoàn thể này đến đoàn thể khác liên tục tổ chức những chương trình Tâm Ca. Mọi người say mê thở không khí Tâm Ca, dù là người Phật giáo, người Công giáo, dù là người chống hay không chống chế độ Bắc Việt. Rồi qua những cuộc tranh đấu, Tâm Ca trở thành một phong trào bao trùm nhiều giới quần chúng. Chúng tôi gọi đó là phong trào TÂM CA PHẢN CHIẾN, chữ phản chiến hiểu theo nghĩa không muốn chiến tranh, cho dù là loại chiến tranh nào. Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, dựa vào thái độ của người nghe, người hát cũng như dựa vào âm nhạc và lời ca, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của phong trào văn nghệ này như thế nào.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Phụ Nữ Việt Nam Trong Thời Ly Loạn

Trong những thập niên qua, theo sự thăng trầm nổi trôi của đất nước, hình ảnh người phụ nữ VN đã được ghi đậm nét trên trang sử với những hình ảnh tận tụy, hy sinh cả một cuộc đời mình thay chồng nuôi một đàn con chắt chiu, của người vợ băng rừng vượt suối đi thăm nuôi chồng trong trại tù cải tạo, và rồi lại tảo tần bôn ba nơi xứ người để tạo dựng một tương lai tươi sáng hơn cho gia đình.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi chuân chuyên ....

Là hai câu thơ nói về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong thời ly loạn. Hai câu thơ này là trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, hàm chứa rất nhiều điều mà người phụ nữ VN phải gánh chịu khi đất nước loạn ly, chinh chiến. Nhìn lại đất nước mình, theo chiều dài của dòng lịch sử thì VN là một vùng đất nổi tiếng với ‘nhiều cơn gió bụi’ nhất: hết giặc Tàu lại đến giặc Tây, rồi kinh hãi nữa là giặc.. Cộng Sản! Và ‘khách má hồng VN’ có lẽ là thành phần chịu nhiều nghiệt ngã, oan trái, khổ đau và truân chuyên nhất.

13 Bí quyết giúp sức khỏe tốt

Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.
Theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, sức khoẻ tim mach và phòng chống ung thư thì có những cách tuyệt vời, cực kỳ đơn giản có thể cải thiện hạnh phúc của bạn một cách đáng kinh ngạc. 

1. Chống ung thư(fight cancer)
Ăn trái cây với cả vỏ. Vỏ trái táo đem lại nhiều lợi ích. Theo các thí nghiệm mới đây thì trong vỏ trái táo đỏ (Red Delicious Apple) có hơn chục hoá chất ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, gan, và kết tràng. Giáo sư Rul Hai Liu thuộc Đại học Cornell cho rằng vỏ các loại táo khác cũng rất tốt. Để tránh nhiễm độc của thuốc trừ sâu, nên mua táo hữu cơ.